top of page
Search
Writer's picturePhòng Khám Thái Hà

Bệnh giang mai là gì? Các giai đoạn và dấu hiện nhận biết bệnh

Updated: Oct 14, 2019

I. Bệnh giang mai


1. Bệnh giang mai là bệnh gì?


Bệnh giang mai là một loại bệnh do vi khuẩn xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra.


Đây là một căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục, đường máu hoặc từ mẹ sang con trong quá trình sinh ra.




Bệnh có khả năng gây tổn thương, lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục, và hệ thần kinh.


Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.


Bệnh giang mai Tiếng Anh là syphilis.


2. Giang mai muộn là gì?


Sau giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ bước đến giai đoạn 2 là giang mai kín, là hiện tượng bệnh phát bệnh sau 1 đến 3 tháng, người bệnh không còn các triệu chứng của bệnh, tưởng là hết bệnh nhưng thực chất là không phải.


Giang mai kín chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn) hay còn gọi là giang mai muộn.


Giang mai muộn rất dễ dẫn đến tình trạng biến chứng lên các cơ quan, bộ phận khác.


3. Săng giang mai là gì?


Săng giang mai là hiện tượng bệnh xuất hiện ở cơ quan sinh dục của nam giới.


Bệnh xuất hiện với hình dạng là các vết loét hình tròn, không đau và có màu đỏ như thịt tươi.


4. Giang mai âm tính là gì?


Bệnh giang mai được xét nghiệm bằng phản ứng PRP và TPHA. Nếu xét nghiệm có dấu hiệu âm tính thì tức là không bị bệnh giang mai.


5. Giang mai bẩm sinh là gì?


Giang mai bẩm sinh là hiện tượng người bệnh mắc ngay từ khi sinh ra. Hiện tượng này thường xảy ra chủ yếu lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.


Giang mai bẩm sinh sớm diễn ra trong hai năm đầu đời và có khả năng lây nhiễm cao.

Còn giang mai bẩm sinh muộn thường phát bệnh từ năm thứ 3 trở đi, xuất hiện các tổn thương ăn sâu vào các cơ quan quan trọng của người bệnh, tuy nhiên ít lây lan.


Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn mà bà mẹ khi mang thai có các biểu hiện sau sảy thai liên tiếp, thai chết lưu sau này.


6. Giang mai thứ phát là gì?


Giang mai thứ phát là giai đoạn thứ 2 của bệnh.


Lúc này, bệnh sẽ phát ra với các hiện tượng như phát ban trên da, lòng bàn tay và đáy bàn chân kèm theo đau họng nghiêm trọng.


II. Các giai đoạn bệnh giang mai


Bệnh được chia là 3 giai đoạn:


1. Giai đoạn đầu:


Diễn ra từ 2 đến 4 tuần sau khi mắc bệnh.


Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng lở loét (hay còn gọi là bệnh hạ cam) ở nơi vi khuẩn vào cơ thể.


Vết lở loét này thường diễn ra ở bộ phận sinh dục, hay ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh.


Vết lở loét này có thể tự lành sau 1 đến 5 tuần.


2. Giai đoạn 2


Nếu không chữa trị được từ giai đoạn đầu (1 đến 5 tuần đầu), giai đoạn 2 sẽ diễn ra từ 6 đến 12 tuần sau đó.


Tại giai đoạn này, người bệnh sẽ bị sốt, nhức đầu, đau khớp, ăn không ngon, phát ban (trên bộ phận sinh dục, hoặc miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ), suy nhược thần kinh và mệt mỏi kéo dài.

Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng cụ thể khiến người bệnh hiểu lầm là đã khỏi.


3. Giai đoạn 3 diễn ra từ 10 đến 40 năm sau nhiễm bệnh.


Tuy nhiên, bước đến giai đoạn này, người bệnh hầu như đã bị tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, tê liệt, và vấn đề thăng bằng và không còn hy vọng chữa khỏi.


Có thể bạn quan tâm:


III. Cách nhận biết dấu hiệu biểu hiện triệu chứng bệnh giang mai ở nam nữ giới


Qua từng giai đoạn, người bệnh có thể thấy biểu hiện triệu chứng của bệnh:


Giai đoạn 1: xuất hiện các vết tròn, loét nhỏ, màu đỏ gọi là săng giang mai. Bệnh thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn.


Giai đoạn 2: phát ban (lòng bàn tay, bàn chân,…), đau họng, sốt, sụt cân, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau khớp, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết.


Giai đoạn 3: hệ thần kinh bị suy nhược, ảnh hưởng, mất kiểm soát các cơ, tê liệt, tê, mù dần và mất trí nhớ…


Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bệnh giang mai kêt trên thì nên đi xét nghiệm giang mai ngay nhé. Nếu chưa biết xét nghiệm giang mai ở đâu Hà Nội thì bạn có thể tham khảo bài viết trong đường dẫn gạch chân.

28 views0 comments

Comments


Commenting has been turned off.
bottom of page